Tổ chức Hội_đồng_Đại_diện_Khu_vực

Tổ chức Hội đồng bao gồm: các Ủy ban, Hội đồng và ủy ban được thành lập khi xét thấy cần thiết

Ban I

Ban I là cơ quan thường trực của thượng viện, trong đó có trách nhiệm về quyền tự chủ địa phương; quan hệ giữa trung ương và địa phương; cũng như việc thành lập, mở rộng, và sự hòa nhập của khu vực.[2][3]

Ban II

Ban II là cơ quan thường trực của thượng viện, trong đó có trách nhiệm trong việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và quản lý các nguồn lực kinh tế khác.[4]

Ban III

Ban III là cơ quan thường trực của thượng viện, trong đó có trách nhiệm trong việc quản lý giáo dục và tôn giáo.[5]

Ban IV

Ban IV là cơ quan thường trực của thượng viện, trong đó có trách nhiệm về dự thảo ngân sách nhà nước; cân đối tài chính giữa trung ương và khu vực; xem xét tài khoản cá nhân các đại biểu được bầu; thuế; các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.[6]

Ủy ban kế hoạch phát luật

Ủy ban kế hoạch phát luật là cơ quan cố định của thượng viện, chịu trách nhiệm soạn dự thảo và các vấn đề liên quan đến việc xây dựng luật.[7]

Ủy ban vấn đề hộ gia đình

Ủy ban vấn đề hộ gia đình là cơ quan cố định của thượng viện, chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan tới chính sách gia đình, phúc lợi, cơ sở hạ tầng.[8]

Hội đồng đạo đức

Hội đồng đạo đức là cơ quan cố định của thượng viện, chịu trách nhiệm các vấn đề thẩm tra khiếu nại đối với các thành viên thượng viện. Ra quyết định thông báo về kết quả điều tra.[9]

Cơ quan hợp tác Quốc hội

Cơ quan hợp tác Quốc hội là cơ quan cố định của thượng viện, chịu trách nhiệm phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa thượng viện và các tổ chức tương tự; quan hệ giữa cơ quan nhà nước, phi nhà nước, các tổ chức khu vực và quốc tế với thượng viện; phối hợp hoạt động quan hệ ngoại giao công tác trong khu vực và quốc tế.[10]

Cơ quan phát triển khả năng thể chế

Cơ quan phát triển khả năng thể chế là cơ quan cố định của thượng viện, chịu trách nhiệm đánh giá hệ thống nhà nước và các tổ chức đại diện khu vực, trong đó thể hiện các giá trị dân chủ.[3]

Cơ quan chịu trách nhiệm công cộng

Cơ quan chịu trách nhiệm công cộng là cơ quan cố định của thượng viện, chịu trách nhiệm rà soát theo các phát hiện của BPK gây thiệt hại cho nhà nước; điều tiết và theo dõi các khiếu nại liên quan tới các vấn đề tham nhũng trong khu vực và các cơ quan công cộng.[11]

Ủy ban Hội đồng

Ủy ban Hội đồng là cơ quan cố định của thượng viện, chịu trách nhiệm trong các vấn đề liên quan tới các công việc của Hội đồng Đại diện khu vực như tổ chức phiên họp, phiên điều trần, chương trình nghị sự,...[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_đồng_Đại_diện_Khu_vực http://www.jurnalparlemen.com/view/8450/ini-formas... http://nasional.kompas.com/read/2014/10/02/2255193... http://www.dpd.go.id/ http://www.dpd.go.id/alatkelengkapan/badan-akuntab... http://www.dpd.go.id/alatkelengkapan/badan-kehorma... http://www.dpd.go.id/alatkelengkapan/badan-kerjasa... http://www.dpd.go.id/alatkelengkapan/komite-i http://www.dpd.go.id/alatkelengkapan/komite-ii http://www.dpd.go.id/alatkelengkapan/komite-iii http://www.dpd.go.id/alatkelengkapan/komite-iv